• Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Từ chối trách nhiệm
Thứ Ba, 2 Tháng Ba, 2021
Tin tức nóng nhất, tin tức mới nhất cập nhật liên tục 24H - DOCNHIEU.COM
  • Xã hội
  • Pháp luật
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Khỏe
  • Đẹp
  • Yêu
  • Giới trẻ
  • Du lịch
  • Sống
  • Độc lạ
No Result
Xem tất cả kết quả
Tin tức nóng nhất, tin tức mới nhất cập nhật liên tục 24H - DOCNHIEU.COM
  • Xã hội
  • Pháp luật
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Giáo dục
  • Khỏe
  • Đẹp
  • Yêu
  • Giới trẻ
  • Du lịch
  • Sống
  • Độc lạ
No Result
Xem tất cả kết quả
Tin tức nóng nhất, tin tức mới nhất cập nhật liên tục 24H - DOCNHIEU.COM
No Result
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Xã hội

Tại sao lại ‘ném đá’ khi cán bộ mặc áo dài ngũ thân đi làm?

Đăng bởi Tuệ Mẫn
6 tháng trước

Sau khi Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định chọn ngày thứ Hai đầu tiên hàng tháng sẽ là ngày toàn thể cán bộ (khối văn phòng) mặc áo dài truyền thống đi làm, trong đó nam giới sẽ mang áo dài ngũ thân. Đây là hành động ‘tiên phong’ trong công tác bảo tồn, quảng bá cho áo dài truyền thống xứ Huế, hướng đến xây dựng một ‘Kinh đô Áo dài Việt Nam’. Thế nhưng, không ít người lại ‘ném đá’ và có những bình luận đến mức phản cảm về vụ việc này.

Ngày 7.9 vừa qua là ngày thứ Hai đầu tiên mà cán bộ Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế mang áo dài truyền thống đi làm. Họ đã cùng chụp ảnh lưu niệm trong buổi chào cờ đầu tuần, với trang phục áo dài, lịch lãm, trang nhã. Sự kiện này đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ cộng đồng dư luận, mạng xã hội và báo chí nhưng cũng có một số người đã bày tỏ các ý kiến trái chiều trên facebook. Nhiều người không rõ vụ việc cũng chia sẻ hình ảnh đội ngũ cán bộ Sở VHTT mặc áo dài rồi có những bình luận phản cảm.

Cán bộ khối văn phòng Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài truyền thống tại lễ chào cờ đầu tuần

Có người cho rằng, áo dài đã là quá khứ, lạc hậu, lỗi thời nên mang đi làm sẽ không hợp và bất tiện. Có người lại vin vào cái cớ may bộ áo dài ngũ thân sẽ rất tốn kém, gây lãng phí. Cũng có ý kiến cho rằng, trang phục công sở đã được nhà nước quy định từ lâu, việc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên “đẻ” thêm quy định mới này là không phù hợp. Rồi có người đánh giá mặc áo dài ngũ thân sẽ kềnh càng, nặng nề, không thoải mái… Những ý kiến cá nhân là quan điểm, nhìn nhận của từng người, đó là điều bình thường trong xã hội. Nhưng cũng có một số người lại phản biện theo kiểu cực đoan, xỉa xói, và thậm chí còn xúc phạm ngành VHTT của địa phương một cách hả hê trên mạng xã hội.

Nếu xét theo các nội dung về Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước (theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), việc mặc áo dài đến công sở cho cả nam và nữ cán bộ đều không sai. Hơn nữa, trước khi thống nhất chọn ngày mặc áo dài, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế đã họp bàn, lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, chứ không phải kiểu tự đặt ra “luật”.

Cán bộ Sở VHTT mặc áo dài truyền thống đến công sở vào thứ Hai, ngày 7.9 vừa qua

Việc mặc áo dài cả nam và nữ chỉ thực hiện đồng loạt vào một ngày trong tháng (vào thứ Hai đầu tiên của tháng); và chỉ thực hiện đối với cán bộ khối văn phòng, tức là làm việc tại trụ sở Sở VHTT (không bao gồm các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở) thì lo ngại gì “vướng víu”, ảnh hưởng đến công việc chuyên môn như một số ý kiến của dư luận đặt ra.

Năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã viết thư ngỏ kêu gọi, vận động nữ giới là các nữ cán bộ công nhân viên chức, giáo viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh THPT trên địa bàn… mặc áo dài đến công sở, đến trường học. Ngay sau đó, hầu hết nữ cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên ở các đơn vị trên địa bàn tỉnh đều thực hiện, với ít nhất 2 lần mặc áo dài/tuần. Nét đẹp về hình ảnh áo dài truyền thống của nữ giới lan tỏa ở Huế, tạo ra hiệu ứng và quảng bá văn hóa cho vùng đất Cố đô. Chưa dừng lại ở đó, mỗi kỳ Festival Huế (năm chẵn) và Festival Nghề truyền thống Huế (năm lẻ) đều có chương trình Lễ hội Áo dài, và đã thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế tham dự. Trong kế hoạch của Festival Huế 2020, sẽ có nhiều hoạt động về Ngày hội Áo dài Huế, có cả trình diễn áo dài trên sân khấu, áo dài trong cộng đồng, trường học, áo dài với di sản… Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Festival Huế 2020 đành tạm hoãn, những hoạt động về Ngày hội Áo dài cũng tạm dừng lại.

Nam cán bộ Sở VHTT mặc áo dài ngũ thân chụp ảnh kỷ niệm ở di tích Văn Thánh

Sự lan tỏa về áo dài nữ giới như vậy, thì tại sao nam giới lại không thể mặc áo dài ngũ thân đến cơ quan? Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: bảo vệ, phục hồi áo dài ngũ thân là phục hồi một di sản quý, và cũng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam khi hội nhập. Cả nam và nữ mặc áo dài truyền thống không chỉ để phục hồi một loại trang phục, mà còn phục hồi một di sản văn hóa. Áo dài ngũ thân (5 thân) của nam giới luôn có 5 cúc cài thể hiện Nhân- Nghĩa- Lễ- Trí- Tín, có ý nghĩ người mặc áo phải tự răn mình cần giữ tư cách đàng hoàng, sống đúng đạo lý của người quân tử; mang áo dài ngũ thân cũng có góp phần chuẩn chỉnh tác phong của đàn ông Việt.

Tại Hội thảo khoa học “Huế- Kinh đô Áo dài Việt Nam” được tổ chức tháng 7.2020 vừa qua, nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cũng cho rằng Thừa Thiên Huế có thể đi “tiên phong” vận động khôi phục lại quốc phục áo dài Việt Nam cho cả nam và nữ.

Trong kế hoạch xây dựng đề án “Huế- Kinh đô Áo dài Việt Nam” của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng sẽ xây dựng và phát triển thành thương hiệu áo dài Huế trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng riêng có. Tỉnh này cũng đã có kế hoạch xây dựng Không gian trưng bày, giới thiệu và trình diễn áo dài Huế với quy mô và chất lượng cao cấp để phục vụ du khách.

SƠN THÙY

Link gốc: http://baovanhoa.vn/van-hoa/artmid/428/articleid/33359/tai-sao-lai-%E2%80%9Cnem-da%E2%80%9D-khi-can-bo-mac-ao-dai-ngu-than-di-lam

Nguồn Văn Hóa

ShareTweetSendShare
Previous Post

“HLV Alfred Riedl để lại cả một di sản cho bóng đá Việt Nam”

Next Post

Loạt trang phục phản cảm của nữ sinh khi xuất hiện trên giảng đường khiến nhiều người ngao ngán

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hãy để cho người nhận quà từ thiện ngẩng cao ᵭầᴜ

Hãy để cho người nhận quà từ thiện ngẩng cao ᵭầᴜ

4 tháng trước

Sáng hôm ấy, tôi có xеɱ ɱột đoạn ᴄʟιρ đoàn từ thiện phát quà cho bà con ոցɦèᴏ vùng lũ....

5 loại ‘ᴛɦịᴛ’ nhiều người ăn thực chất là tɦựᴄ ρɦẩɱ tổng hợp, ăn càng nhiều càng có ɦạι

5 loại ‘ᴛɦịᴛ’ nhiều người ăn thực chất là tɦựᴄ ρɦẩɱ tổng hợp, ăn càng nhiều càng có ɦạι

4 tháng trước

Vì thơm ngon nên ɦầᴜ hết mọi người đều thích ăn ᴛɦịᴛ, ᵭặᴄ ƅἱệᴛ là ᴛɾẻ еɱ. Tuy nhiên, những...

ᴛɦịᴛ lợn có xu hướng tăng giá dần từ nay đến cuối năm

ᴛɦịᴛ lợn có xu hướng tăng giá dần từ nay đến cuối năm

4 tháng trước

Dự báo, nhu cầu ᴛɦịᴛ lợn tiếp tục tăng vào cuối năm và Tết Nguyên đán. ᴛɦịᴛ lợn nhập khẩu...

Xem thêm

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐỪNG BỎ LỠ

  • Chàng trai Việt lấy gái Palestine, đám cưới với 500 anh em Trung Đông bê tráp đại náo Đồng Nai

    Chàng trai Việt lấy gái Palestine, đám cưới với 500 anh em Trung Đông bê tráp đại náo Đồng Nai

  • Chân dung giang hồ mạng bị bắt vì trộm chó: Khoe vàng bóng loáng, lên bar baylak như chủ tịch

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bắt nhóm chém thuê khét tiếng ở Lâm Đồng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Điều chưa biết về những người kể chuyện từ tâm dịch Đà Nẵng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 2 nữ nhân viên quán cà phê chòi võng bán dâm hơn 350 lượt/ tháng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Lâm Đồng kiểm tra các khu du lịch sau lùm xùm ‘Quỷ Núi’ và ‘lính Tần Thủy Hoàng’

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 4 điểm đến mới nổi ở Đồng Nai khiến giới trẻ check-in quên lối về

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Docnhieu.com

Trang tin tức tổng hợp thông tin từ các báo chính thống. Nguồn tin được nêu rõ ở cuối mỗi bài.

© Bản quyền thuộc về Docnhieu.com

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Từ chối trách nhiệm

Theo dõi chúng tôi

No Result
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Xã hội